Giấy giải trình lý do là một phần quan trong thủ tục xin tư cách lưu trú. Nếu giấy giải trình đưa ra lý do mập mờ thì bạn sẽ có thể không được cấp tư cách lưu trú cho dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng những giấy tờ đi kèm khác. Mặt khác, dù không chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ để xin tư cách lưu trú nhưng nếu giấy giải trình lý do rõ ràng thì bạn vẫn sẽ có khả năng được cấp tư cách lưu trú.
Giấy giải trình lý do xin chuyển tư cách lưu trú
(Chuyển từ visa lưu học sinh thành visa Chuyên ngành nhân văn/Nghiệp vụ quốc tế, visa Kỹ thuật)
1/ Tiêu chí đánh giá bạn là người có trình độ kỹ thuật, kiến thức chuyên ngành hay không phụ thuộc vào trình độ học vấn (quá trình làm việc chuyên môn, nội dung nghiên cứu…) và lý lịch của bạn.
2/ Bạn có thể ứng dụng trình độ kỹ thuật, kiến thức chuyên ngành của bạn vào công việc mà bạn định làm hay không? (đặc trưng chuyên môn, kỹ thuật của công việc có liên quan đến chuyên ngành mà bạn học hay không)
3/ Một tiêu chí đánh giá khác là công ty tuyển dụng bạn có tính ổn định và lâu dài hay không, chế độ đãi ngộ nhân viên có phù hợp với bạn hay không (ví dụ như: tiền lương…) thông qua quy mô và thành tựu mà công ty đạt được,
4/ Hơn nữa, trên thực tế việc công việc của bạn có cơ hội phát triển hay không cũng sẽ được xem xét
(Từ visa lao động sang visa kinh doanh/đầu tư)
1/ Bạn phải đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho mục đích kinh doanh (văn phòng/ trụ sở chính công ty/ nơi kinh doanh) ở Nhật Bản.
2/ Bạn phải là người đang sống tại Nhật đi làm và là người nước ngoài như là người nước ngoài đã nhập tịch hay là người nước ngoài mang tư cách lưu trú là vĩnh trú; “Vợ/chồng là người Nhật”; “Vợ/ chồng là người vĩnh trú”; “người có visa định cư”
3/ Số tiền vốn đầu tư cần thiết là 500 vạn yên. Người ta cũng xem xét trường hớp có thặng dư vốn thì có gặp phải vấn đề gì về mảng kinh doanh hay hay khi lỗ vốn thì có khả năng trả được nợ hay không.
4/ Yêu cầu cần có bảng kế hoạch rõ ràng, có tính khả thi về việc triển khai kinh doanh trên thực tế. Đặc biệt, điều lệ công ty phải được viết rõ ràng, mạch lạc.
Giấy giải trình lý do xin gia hạn thêm tư cách lưu trú
(Gia hạn có giá trị từ 1 năm đến 3 năm)
Các giấy tờ chi tiết đi kèm cần phải thể hiện được lý do mà bạn mong muốn được ở lại Nhật trong 3 năm tiếp theo, chẳng hạn như: vấn đề học hành của con cái phụ thuộc khả năng lưu trú của gia đình hay thu nhập và nghề nghiệp của bạn; giấy tờ chứng minh bạn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế ;…
Giấy giải trình lý do xin chứng minh xác nhận tư cách lưu trú (giấy giải trình lý do bảo lãnh người thân, vợ chồng,…)
1.Phù hợp với tư cách lưu trú
Phù hợp với các hoạt động trong 27 loại tư cách lưu trú được pháp luật Nhật quy định.
2. Tiêu chuẩn để đánh giá cho phép nhập cảnh
Đánh giá tiêu chuẩn nhập cảnh nghĩa là xem xét trường hợp xin cấp giấy tư cách lưu trú của bạn có thích hợp với tiêu chuẩn pháp lệnh hay không, có giấy tờ chứng minh không.
3. Độ đáng tin cậy của các giấy tờ nộp
Đặc biệt, trường hợp mang tư cách lưu trú là vợ/ chồng của người Nhật, gia đỉnh hiện tại của người định cư được yêu cầu phải chứng thực tình trạng kết hôn của người định cư, phải có sự đáng tin của người phụ thuộc và có công chứng về quan hệ nhân thân.
4. Tính hợp lý
Hợp lý nghĩa là: trên góc độ của người đánh giá, người ta sẽ xem xét việc đồng ý cấp tư cách lưu trú là có hợp lý hay không. Tính hợp lý được thể hiện trước hết ở việc trình bày rõ ràng, chi tiết về các hoạt động của người nước ngoài có phù hợp với tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh. Sau đó, bạn cần chỉ ra cho phía cục xuất nhập cảnh thấy được căn cứ cho thấy người nước ngoài sẽ trở thành nguồn nhân lực có ích cho xã hội Nhật Bản. Trường hợp bất hợp lý thì cần phải nộp các giấy tờ có tính hợp lý nhất định tích cực dựa trên cơ sở đánh giá của sự bất hợp lý.
5. Các điểm khác
Khẳng định ý kiến của những chuyên gia về nhập cư như là: giới thiệu về công ty mới người sang, vấn đề của việc thực thi công việc của công ty, tình trạng liên kết làm ăn với nước ngoài , tính cần thiết của công việc va tư chất của người được mời.
Giấy giải trình lý do xin chứng minh tư cách lao động
Trình bày chi tiết : lý do tuyển dụng (đánh giá lý lịch bản thân, vị trí tuyển dụng, năng lực giao tiếp, tính cần thiết – thích hợp của công việc), lý do chuyển việc (tính kiên nhẫn cao, tính tích cực, tính hợp tác, kỹ tính trong công việc), lý do nghỉ việc (công việc thăng tiến, lương bổng, sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp)
Những điểm cần chú ý trong giấy giải trình lý do
Điểm chú ý trong giấy giải trình lý do: cần phải nắm rõ được phạm vi quyết định xử lý của Cục xuất nhập cảnh và dựa vào đó để viết giấy xin lý do. Quyết định xử lý không nhằm không xử lý cho cấp visa mà nhằm đánh giá có cấp visa hay không.
Mặc dù có trường hợp bạn được cấp visa nhờ vào lời đề nghị mà không cần thông qua quyết định, nhưng người phụ trách sẽ kiểm định các yếu tố như: trong giấy giải trình lý do xin phép có chỗ nào cần phải lưu ý? Có chỗ nào lẽ ra không nên thêm vào hay không? Nếu đó là trường hợp khó đánh giá thì người chịu trách nhiệm sẽ viết ý kiến của mình là cho phép cấp hay không cấp visa vào đơn phê duyệt
Mục đích của giấy giải trình lý do là để người phụ trách sao chép y nguyên giấy giải trình lý do xin phép đó, hoặc xem qua sơ lược giấy giải trình lý do để viết giấy phê duyệt.