Ngày 25 tháng 8 vừa qua Jetro (Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản) đã tổ chức một buổi hội thảo dành cho các doanh nghiệp Nhật tại Quảng Đông- Trung Quốc về việc xúc tiến đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh giá nhân công tại Trung Quốc đang tăng vọt trong những năm gần đây.
Tại hội thảo, đại diện văn phòng Jetro tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá nhân công tại Việt Nam tuy đang có chiều hướng tăng nhưng chỉ ở mức một nửa so với Trung Quốc. Mặt khác, khi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TTP có hiệu lực, doanh số xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh, đây được xem là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật. Đó là 2 trong những điểm lợi thế được nhấn mạnh tại hội thảo cho các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư vào Việt Nam.
Vùng | Lương tối thiểu |
Vùng I | 3.500.000 VND/ tháng |
Vùng II | 3.100.000 VND/ tháng |
Vùng III | 2.700.000 VND/ tháng |
Vùng IV | 2.400.000 VND/ tháng |
Theo thống kê của cục thuế Việt Nam, Nhật Bản xếp thứ 3 về kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam với 14.137 tỷ USD (năm 2015), sau Trung Quốc và Mỹ. Đồng thời Nhật Bản cũng xếp thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam với 14.367 tỷ USD (năm 2015), sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử, máy móc, quần áo, vải vóc, nhựa, kim loại, chế phẩm từ dầu, thủy hải sản…Mặt khác, xét về vốn đầu tư FDI, Nhật Bản đứng thứ 2 với 39.805 tỷ USD, chỉ sau Hàn Quốc với 48.510 tỷ USD (tới tháng 6.2016). Tại Việt Nam, thành phố nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả Nhật Bản) nhất là Hồ Chí Minh với 43.681 tỷ USD (14.9%), tiếp theo là Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai.
Tại Việt Nam, số doanh nghiệp Nhật tham gia vào hội công thương Việt Nhật tính tại thời điểm năm 2016 là 1,566 doanh nghiệp, so với 867 doanh nghiệp năm 2010 và 340 doanh nghiệp năm 2001. Số người Nhật tam trú tại Việt Nam tính tại năm 2015 là 14,695 người. Qua đó có thể thấy được mức độ đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây. Việt Nam được đánh giá là nơi có nguồn lao động giá rẻ dồi dào với hơn 90 triệu dân, trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là gần 70%. Mức độ ổn định về chính trị cũng như môi trường sống tại Việt Nam cũng được đánh giá cao.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục như sự không rõ ràng trong pháp luật, phức tạp trong các thủ tục hành chính, thuế. Bên cạnh đó là những yếu kém về cơ sở hạ tầng, giao thông, logistics cũng như ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển là những điểm trừ đối với doanh nghiệp ngoại khi muốn đầu tư vào Việt Nam.
Hiện tại có hơn 40,000 doanh nghiệp Nhật đang đầu tư vào Việt Nam, và sẽ còn tăng hơn nữa trong bối cảnh môi trường đầu tư tại Trung Quốc ngày càng khó khăn. Việt Nam cần tiến hành cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển thêm các ngành công nghiệp phụ trợ nếu muốn tận dụng triệt để nguồn vốn đầu tư này.
Nguồn: 日本空